Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Hệ sinh thái Giáo dục và Nghề nghiệp VitanEdu đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 1665) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành ngày 30/10/2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện.
Mục tiêu của đề án:
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường
Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp
Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (viết tắt là MOET-TSC) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng nghiên cứu, dự báo phát triển nguồn nhân lực (NNL) có trình độ đại học trở lên, nhân lực ngành sư phạm...; hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực; định hướng nghề nghiệp, việc làm cho HSSV; cung ứng nhân lực có trình độ đại học trở lên và nhân lực ngành sư phạm cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; Thực hiện công tác truyền thông về tuyển sinh, hướng nghiệp, việc làm, đào tạo, sử dụng nhân lực và cung ứng nhân lực...
Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực đã và đang xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ phát triển bền vững gồm các bên tham gia: Bên thứ 1-Bên Cung (các Sở, 250 trường đại học với quy mô gần 20 triệu HSSV từ THCS trở lên); Bên thứ 2-Bên Cầu (các cơ quan, tổ chức, hơn 800.000 doanh nghiệp sử dụng lao động trong và ngoài nước); Bên thứ 3-Bên Tham gia cung ứng nội dung chương trình đào tạo, cung cấp chuyên gia giỏi (là các Công ty Công nghệ giáo dục - Đào tạo Edutech, IT, AI, STEM, đào tạo kỹ năng thiết yếu); Bên thứ 4 - Các đơn vị chức năng QLNN thuộc các Bộ ngành của Chính phủ Việt Nam để phối hợp đề xuất các chính sách về việc làm, phát triển nguồn nhân lực; Bên thứ 5: Các tổ chức , hiệp hội đại học, đào tạo, nghề nghiệp ở ASEAN, Châu Á và thế giới để thúc đẩy hội nhập quốc tế… Trung tâm xây dựng Mô hình Cơ quan QLNN- Đại học - Doanh nghiệp để kết nối cung - cầu về nguồn nhân lực giữa bên đào tạo và các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động. Cùng với đó, phối hợp với các bên liên quan để cùng nhau đề xuất các chính sách việc làm, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ các hoạt động quản lý nhà nước, các chỉ đạo chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công lập đối với xã hội.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (tiếng Anh: Directorate of Vocational Education and Training) là cơ quan trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm) trong phạm vi cả nước; quản lý, thực hiện các dịch vụ công về giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Quyết định số 29/2017/QĐ-TTg ngày 3/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Về lịch sử phát triển, từ năm 1955 đến nay, cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề đã có nhiều lần thay đổi, cụ thể:
Giai đoạn từ năm 1955 - 1978:
Từ năm 1955 - 1969: Bộ Lao động (Vụ Quản lý nhân công);
Từ năm 1969 - 1978: Bộ Lao động (Tổng cục đào tạo Công nhân kỹ thuật).
Giai đoạn từ năm 1978 - 1987: Hội đồng Bộ trưởng (Tổng cục Dạy nghề);
Giai đoạn từ năm 1987 - 1990: Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (Vụ Đào tạo nghề);
Giai đoạn từ năm 1990 - 1998: Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề);
Giai đoạn từ năm 1998 - 7/2017: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề);
Từ 8/2017: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp).
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của Thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới.
Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang: đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên đóng góp xứng đáng cho độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bước vào thời kỳ mới, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, tài năng và sức trẻ của thanh niên, đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì hạnh phúc và sự tiến bộ của thanh niên. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì sự phát triển của thanh niên.
Được thành lập ngày 10/10/2007 theo Quyết định số 1368/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tháng 10/2017, Trường Đại học Thành Tây chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Phenikaa - Tập đoàn Công nghệ và Công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Ngày 21/11/2018, Trường đổi tên thành Trường Đại học Phenikaa theo Quyết định số 1609/QĐ-TIE của Thủ tướng Chính phủ.
Với sự đầu tư của Tập đoàn Phenikaa, Trường thực sự đã và đang được tái cấu trúc toàn diện theo định hướng Đổi mới sáng tạo và nghiên cứu để cùng với hệ thống giáo dục liên cấp trở thành một trong ba trụ cột của Hệ sinh thái Phenikaa là Doanh nghiệp - Giáo dục - Nghiên cứu khoa học. Hệ sinh thái này tạo điều kiện giúp Trường Đại học Phenikaa hoạt động hiệu quả theo mô hình doanh nghiệp tri thức với định hướng là trường đại học đổi mới sáng tạo, xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao, khởi nghiệp và hướng nghiệp, nơi đánh thức và hiện thực hóa tiềm năng, luôn gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển và tạo ra giá trị mới cho cộng đồng.
Trong định hướng phát triển là một trường đại học không vì lợi nhuận và dựa trên triết lý giáo dục: Tôn trọng - Sáng tạo - Phản biện, Trường Đại học Phenikaa sẽ thực sự trở thành đại học trải nghiệm, nơi mà hoạt động giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên được gắn liền với thực tiễn. Trong nghiên cứu, Trưởng phát triển song song cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Quá trình đào tạo gắn kết với hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kỹ năng thực tế để làm việc hiệu quả.
Quốc tế hóa cũng là một trong những chiến lược trụ cột để Trường Đại học Phenikaa mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo.
Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (tên tiếng Anh: University of Transport Technology, tên viết tắt: UTT) là trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, được thành lập năm 1945. Trường có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng ứng dụng công nghệ phục vụ chiến lược ngành Giao thông vận tải (GTVT) và đất nước. Năm 2016, Nhà trường đã được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch phát triển thành Trường Đại học trọng điểm Quốc gia tới năm 2030 (theo Quyết định 208/QĐ-TTg ngày 03/02/2016):
- Quy mô: 3 cơ sở đào tạo với tổng diện tích 43 ha, gồm: Trụ sở chính tại Vĩnh Phúc có diện tích 32,7 ha (gồm 14.7 ha và đang mở rộng 18 ha); Cơ sở đào tạo Thái Nguyên với diện tích 6.5 ha; và Phân hiệu Hà Nội với diện tích 3,7 ha (với 2.3 ha đang sử dụng và mở rộng 1,4 ha);
- Cơ sở vật chất: 300 phòng học, 109 phòng thí nghiệm và 02 xưởng thực hành; Gần 20 phòng họp với đủ thiết bị đáp ứng từ 60 ÷ 400 người/phòng; Hệ thống Ký túc xá đảm bảo cho 2.000 sinh viên nội trú; Thư viện 4.000 m2; Nhà ăn với 500 chỗ ngồi; Hệ thống sân bãi, CSVC phục vụ các hoạt động ngoại khóa;
- Nguồn nhân lực: Gần 700 cán bộ, viên chức với 15 Giáo sư, Phó Giáo sư; 03 Nhà giáo Nhân dân; 23 Nhà giáo Ưu tú; 120 Tiến sĩ; 84 Nghiên cứu sinh; 262 Thạc sĩ.
- Chương trình đào tạo: 32 chuyên ngành hệ đại học; 15 chuyên ngành sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ); với gần 70 chương trình đào tạo bồi dưỡng; các chương trình hợp tác quốc tế hàng năm tuyển sinh 200 học viên tham gia các lớp dự bị nguồn du học đại học, thạc sĩ tại các trường đại học của Pháp, Nhật Bản, Thụy sỹ, Đức, Canada...;
- Nghiên cứu và chuyển giao khoa học: Tham gia nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh và cấp Trường, bên cạnh đó có hơn 300 bài báo khoa học quốc tế và hơn 600 bài báo khoa học trong nước đã được công bố rộng rãi.
"Cùng Bạn Đọc Sách - Nâng Tầm Trí Tuệ Việt” là chương trình thiện nguyện, phi lợi nhuận được thực hiện nhằm góp phần phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời trong cộng đồng tại Việt Nam. Chương trình được khởi xướng và triển khai từ tháng 10 năm 2019 với sự tham gia, đồng hành của nhiều đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quỹ Hỗ trợ Đổi mới Phổ thông Việt Nam; Trung tâm Phát triển Văn hóa đọc và Học tập suốt đời, các thư viện, các nhà sách, nhà xuất bản, trường học, doanh nghiệp và các chuyên gia về văn hóa đọc và học tập suốt đời...
Mục tiêu của Chương trình là:
- Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
- Góp phần cải thiện môi trường đọc, hỗ trợ các thư viện, trường học, giúp người đọc, người học nâng cao hiểu biết, phát triển tinh thần ham đọc, tự học, tự lực tự cường, có nghị lực vượt qua mọi thử thách; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, hoàn thiện nhân cách, hình thành lối đạo đức, sống lành mạnh, biết yêu thương chia sẻ... đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.
Trong những năm qua, Chương trình đã triển khai rất nhiều các hoạt động, sự kiện, cuộc thi góp phần truyền cảm hứng, kết nối, chia sẻ tri thức, phát triển Văn hóa đọc và học tập suốt đời trong nhà trường và cộng đồng.